NGƯỜI THỤY SỸ CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?

Chillon-Castle

Thụy Sĩ có dân số khoảng hơn 7,7 triệu người. Trong đó người nước ngoài chiếm khoảng 20% dân cư thường trú. Độ tuổi trung bình đang tăng lên, khi dân số sống thọ hơn và có ít trẻ con hơn.

Người Thụy Sĩ: Phong cách sống đang thay đổi vì họ phải thích ứng với những yêu cầu mới. Cùng visabaongoc tìm hiểu nhé!

Escalade

Xu hướng nhân khẩu học

Từ năm 1972 có ít trẻ con được sinh ra hơn số cần thiết để tiếp tục tăng trưởng dân số. Năm 1998 số người chết đã nhiều hơn số được sinh ra – lần đầu tiên xảy ra kể từ năm 1871.Theo một dự báo phát hành năm 2004, giữa năm 2003 và 2012 số lượng trẻ trong độ tuổi đi học (7-15) sẽ giảm khoảng 100.000. Từ 1993 số lượng cư dân Thụy Sĩ đã tăng chỉ bởi vì số lượng người nước ngoài nhập quốc tịch.

Người nước ngoài

So sánh với các nước Châu Âu khác, số lượng người nước ngoài nhập quốc tịch Thụy Sĩ là khá thấp, mặc dù cứ mười người trưởng thành có quyền công dân của Thụy Sĩ trong năm 2001 thì có một người nhập quốc tịch. Từ năm 1992 đến 2005 số lượng nhập quốc tịch đã tăng ba lần. Ba phần tư số người nhập quốc tịch Thụy Sĩ đến từ Châu Âu. Một phần ba đã được sinh ra tại Thụy Sĩ.

Một phần ba số người sống ở Thụy Sĩ trong năm đó hoặc là người nhập cư hoặc con cháu của những người nhập cư, theo thống kê của Văn phòng thống kê Liên Bang.
Tỷ lệ người nước ngoài trong dân cư thường trú cao, khoảng 20,7% năm 2006, mặc dù họ phân tán rất không đều. Ở Châu Âu chỉ có Luxembourg và Liechtenstein có tỷ lệ cao hơn.

Đa số cư dân người nước ngoài, năm 2006 là 86,5%, đến từ Châu Âu, nhưng tỷ lệ những người có quê nhà ở những đất nước xa hơn đang tiếp tục gia tăng.
Gần một phần tư số cư dân người nước ngoài này được sinh ra và lớn lên tại Thụy Sĩ; một số họ giờ đây có con cái – đó là những người nước ngoài thế hệ thứ hai.

Phân bố ngôn ngữ

Thụy Sĩ có bốn ngôn ngữ quốc gia, nhưng số lượng người nói các ngôn ngữ đó rất khác nhau.

Tiếng Đức
Tiếng Đức là ngôn ngữ được nói nhiều nhất ở Thụy Sĩ: 17 trong số 26 bang chỉ nói tiếng Đức.

Tiếng Pháp
Tiếng Pháp được nói ở vùng phía Tây của đất nước, “Suisse Romande”. Bốn bang nói tiếng Pháp: Geneva, Jura, Neuchatel và Vaud. Ba bang sử dụng song ngữ: ở Bern, Fribourg và Valais nói cả tiếng Pháp và

Tiếng Đức.

Tiếng Ý
Tiếng Ý được nói ở Ticino và bốn thung lũng phía nam bang Graubunden.

Tiếng Rumantsch
Tiếng Rumantsch chỉ được nói ở bang Graubunden sử dụng 3 ngôn ngữ. Hai ngôn ngữ khác được nói ở đó là tiếng Đức và tiếng Ý. Tiéng Rumantsch, như tiếng Ý và tiếng Pháp, là một ngôn ngữ có nguồn gốc Latin. Ngôn ngữ này chỉ được nói bởi 0,5% tổng dân số Thụy Sĩ

huong-dan-lam-visa-thuy-sy-du-lich-chi-tiet-nhat-2

Người Thụy Sĩ chắc chắn tự hào về sự thành thạo ngôn ngữ của họ và nhiều người hiểu các ngôn ngữ khác của những người đồng hương của họ rất tốt. Tuy nhiên, sự thành thạo các ngôn ngữ quốc gia đang giảm vì sự ủng hộ tiếng Anh. Thụy Sĩ dùng bốn thứ tiếng đang trở thành một Thụy Sĩ hai phẩy năm thứ tiếng. Nhiều người nói tiếng mẹ đẻ của họ và tiếng Anh và hiểu một ngôn ngữ quốc gia thứ hai.

Mỗi bang có quyền tự quyết định ngôn ngữ nào sẽ được dạy. Tại vùng nói tiếng Đức của Thụy Sĩ trẻ em thường bắt đầu học tiếng Pháp từ khi 9 tuổi. Trong khi những người nói tiếng Pháp cũng bắt đầu học tiếng Đức cũng ở tuổi đó. Ở vùng Ticino và vùng nói tiếng Romantsch, cả tiếng Pháp và tiếng Đức đều được học trong cấp học bắt buộc (tiểu học và trung học). Để giảm nhẹ khối lượng. Trẻ em có thể giảm tiếng Pháp khi họ bắt đầu học tiếng Anh từ năm thứ 8.

NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC THỤY SĨ

xem-tai-day

Lịch sử di cư

Mặc dù ngày nay Thụy Sĩ là một nước giàu. Cuộc sống không phải luôn dễ dàng. Và cho tới Chiến tranh Thế giới II vẫn có nhiều người di cư hơn nhập cư. Hầu hết những người ra đi để tìm kiếm cơ hội thoát khỏi cái nghèo. Một số họ có những kỹ năng có thể buôn bán. Một số chỉ ra đi tạm thời, trong khi những người khác tạo dựng một cuộc sống mới ở nước ngoài cho họ và gia đình họ.

Người Thụy Sĩ ở nước ngoài ngày nay

Hầu hết những người Thụy Sĩ sống ở nước ngoài ngày nay chỉ sống tạm thời. Nước Pháp trước nay có số lượng người Thụy Sĩ nhập cư lớn nhất. Tiếp theo đó là Mỹ và Đức. Cuối năm 2006 tổng số người Thụy Sĩ có đăng ký sống ở nước ngoài là 645.010.

Cư dân Thụy Sĩ ở nước ngoài được biết đến như “Thụy Sĩ thứ năm” – bốn thứ kia là các vùng ngôn ngữ. Thụy Sĩ cung cấp một số dịch vụ và phương tiện cho họ để giữ liên lạc với quê hương. Thụy Sĩ cũng hỗ trợ tài chính cho 16 trường học Thụy Sĩ ở nước ngoài, và dạy theo chương trình giảng dạy của Thụy Sĩ.

Mọi chi tiết tư vấn thủ tục xuất nhập cảnh xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH BẢO NGỌC

88 TRẦN HỮU TRANG,P.10, PHÚ NHUẬN,TP.HCM

Đt: (08) 384 52 850 – 0915526190 – 0983915304 Ms. Trang

Email: visabaongoc@gmail.com

Facebook:htpp://facebook.com/visabaongoc

Website: Visa Bảo Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button